Phú Thọ: Hiệu quả mô hình nông dân tham gia xử lý rác thải sinh hoạt

Tác giả: Phạm Quang Minh. Ngày đăng:

Thác nước

Để triển khai mô hình, Ban Quản lý dự án đã xây tại hai cơ sở trên mỗi nơi 1 lò ủ và 1 nhà chứa rác. Lò ủ được xây bằng gạch khá đơn giản, gồm 2 hình ống (hình phễu) được chồng khít lên nhau, có đường kính miệng phía trên 3m, dưới 2,65m, cao 2m (có thể nằm sâu dưới mặt đất từ 0,5-1m).

 

Phía trên lò có cửa rộng để đưa rác thải trộn với chế phẩm EMIC và tưới nước bổ sung khi rác trong lò khô. Phía dưới có cửa lấy chất thải hữu cơ sau khi hoai mục có chiều rộng 0,9m, cao 0,7m. Mỗi lò có thể ủ được 15 tấn rác hữu cơ trong một tháng, từ đó cho 3-4 tấn rác đã phân huỷ làm phân bón.

Rác sinh hoạt thu gom từ các khu dân cư được loại bỏ rác vô cơ, còn lại rác hữu cơ được trộn với chế phẩm EMIC, đảm bảo độ ẩm từ 45-50% sau đó đưa vào lò. Có thể dùng đất sét mềm trát kín các khe hở tránh thoát hơi nước và giữ nhiệt, nhằm tạo điều kiện cho vi sinh vật phân hủy rác. Sau 1 tháng, rác được phân huỷ hoàn toàn và được dùng để bón cho cây trồng, đồng thời giúp cải tạo đất.

Để thực hiện mô hình được hiệu quả, Ban Quản lý dự án đã tập huấn cho 200 cán bộ, hội viên nông dân vùng dự án có kỹ năng thực hiện công tác bảo vệ, quản lý và giữ gìn môi trường nông thôn. Hiện nay, 2 câu lạc bộ ở hai địa phương đã được thành lập với 27 nhóm hộ tham gia và được trang bị 7 xe đẩy chuyên vận chuyển rác.

Ông Nguyễn Hồng Toàn, Chủ tịch UBND xã Tứ Xã cho biết, việc thực hiện “Mô hình nông dân tham gia xử lý rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ” đã cơ bản giải quyết được tình trạng rác thải đổ bừa bãi tại các khu dân cư. Mô hình tuy mới được áp dụng nhưng đã xử lý rác cho khoảng 5.000 dân trong xã với lệ phí 2.000 đồng/khẩu/tháng. Thông qua mô hình đã giúp người dân thay đổi hành vi, có ý thức trách nhiệm trong bảo vệ môi trường nông thôn…


Danh mục: Tin Tức

Email: congngheloc@gmail.com Địa chỉ Facebook Zalo: 0902 17 22 99 Viber: 0902 17 22 99

Liên kết ngoài

0902 17 22 99